Hành vi tổ chức - Giá trị trong công việc

___________________________________________________________________

Khái niệm
Những giá trị thể hiện những phán quyết cơ bản về các dạng cụ thể của hành vi hoặc tình trạng cuối cùng là được ưa thích hay không được ưa thích (đối với cá nhân hay xã hội).
Giá trị chứa đựng các yếu tố phán quyết trong đó bao gồm các ý kiến của một cá nhân về cái gì là đúng hoặc sai; tốt hoặc xấu; được ưa thích hay không được ưa thích.
Tầm quan trọng của giá trị
Trong nghiên cứu hành vi tổ chức, giá trị là quan trọng bởi nó dặt cơ sở cho hiểu biết về thái độ, động cơ, cũng như ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta. Một cá nhân gia nhập một tổ chức với những nhận thức về những cái mà họ có thể làm và những điều mà họ không thể làm. Những nhận thức này chứa đựng những sự diễn đạt về cái đúng và cái sai. Hơn nữa, nó ngầm thể hiện những hành vi hoặc kết cục nào đó là được ưa thích hơn những hành vi và kết cục khác. Điều này cho thấy giá trị che phủ, làm mờ sự khách quan và hợp lý.
Nói chung, giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi. Giả sử bạn gia nhập một tổ chức với quan điểm là “phân phối thu nhập dựa trên kết quả việc thực hiện nhiệm vụ là đúng và phân phối thu nhập dựa trên thâm niên là không đúng”. Bạn sẽ phản ứng thế nào khi tổ chức của bạn phân phối thu nhập trên cơ sở thâm niên chứ không phải trên cơ sở kết quả việc thực hiện nhiệm vu. Bạn sẽ rất buồn, điều này có thể dẫn đến sự bất mãn đối với công việc và từ đó quyết định của bạn là sẽ không làm việc với nỗ lực cao.
Nguồn gốc hệ thống giá trị của con người
Trong mỗi nền văn hoá, những giá trị nào đó được phát triển cùng với thời gian và được củng cố một cách liên tục. Do đó nó không cố định, chúng sẽ thay đổi rất chậm.
Những giá trị của con người được hình thành một cách căn bản trong những năm đầu đời từ cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, và những người khác. Khi bạn lớn lên và tiếp xúc với những hệ thống giá trị khác, bạn có thể tiếp thu những giá trị khác nữa.
Điều thú vị là những giá trị là tương đối ổn định và bền vững trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, quá trình hoài nghi, thắc mắc về giá trị của con người sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi. Con người sẽ đi đến quyết định thay đổi khi những điều mà họ tin tưởng sẽ không còn được chấp nhận. Rất phổ biến là sự hoài nghi hiếm khi hoạt động để củng cố hệ thống giá trị mà ta đang có .
Phân loại giá trị
Một trong những cách phân loại được chấp nhận động đảo được thực hiện bởi Allport và các cộng sự của ông ta. Cách phân loại này chia hệ thống giá trị làm 6 loại :
-  Lý thuyết : đặt sự coi trọng cao vào việc khám phá ra sự thật thông qua tiếp cận hợp lý và phê phán.
-  Kinh tế : chú trọng đến sự hữu ích và tính kinh tế.
-  Thẩm mỹ : đặt giá trị cao nhất vào hình dáng và sự hài hoà.
-  Xã hội : đặt giá trị cao nhất vào tình yêu của con người.
-  Chính trị : tập trung chú ý vào việc thâu tóm và củng cố quyền lực và sự ảnh hưởng.
-  Tín ngưỡng : quan tâm tới sự thống nhất của kinh nghiệm và sự thống nhất của vũ trụ như một tổng thể.
Sự thay đổi giá trị của người lao động
Mặc dù những giá trị lả ổn định song không phải là cứng nhắc. Quan trọng hơn, những thế hệ mới có thể mang cùng họ những giá trị mới.
Những giá trị công việc cũ :
- Chỗ làm việc của phụ nữ là ở nhà, không phải nơi làm ra tiền.
- Nếu công việc tạo ra sự ổn định về kinh tế, bạn sẽ ở lại với nó ngay cả khi bạn không hài lòng.
- Sự khuyến khích ống tiền và địa vị động viên phần lớn con người.
Những giá trị công việc mới đã đặt tầm quan trọng tăng lên ở :
- Sư nhàn nhã, thư thả, thỏai mái.
- Một công việc có ý nghĩa.
- Sự tự chủ tại nơi làm việc.
Những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra tuổi tác cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định sự khác biệt chủ yếu trong giá trị của người lao động. Những người lao động trẻ ngày nay đặt tầm quan trọng cao hơn vào sự tự do nghề nghiệp tiền thưởng ngắn hạn, chủ nghĩa cá nhân, và sự cởi mở. Họ cũng đặt giá trị thấp vào cạnh tranh, thu nhập lâu dài, và quyền lực chính thức. Nói khác đi, họ đang chuyển đổi các cấp độ trong hệ thống giá trị.

Download toàn bộ bài viết tại đây