Kinh tế vi mô
Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu các hành vi của các cá nhân (những người sản xuất và người tiêu dùng) trên từng thị trường hàng hóa riêng biệt. Nền kinh tế được hợp thành từ nhiều thị trường hàng hoá khác nhau (các thị trường: vải vóc, quần áo, ô tô, gạo,máy móc, lao động v.v…). Khi nghiên cứu về các lựa chọn kinh tế, kinh tế học vi mô xem xét những lựa chọn này trong khuôn cảnh của một thịtrường cụ thể nào đó. Nói chung, nó tạm thời bỏ qua những tác động xuất phát từ các thị trường khác. Nó giả định các đại lượng kinh tế chung của nền kinh tế như mức giá chung, tỷ lệ thất nghiệp v.v… như là những biến số đã xác định. Hướng vào từng thị trường cụ thể, nó xem xét xem những cá nhân như người tiêu dùng, nhà kinh doanh (hay doanh nghiệp), nhà đầu tư, người có tiền tiết kiệm, người lao động v.v… lựa chọn các quyết định như thế nào? Nó quan tâm xem sự tương tác lẫn nhau giữa những người này, trên một thị trường riêng biệt nào đó, diễn ra như thế nào và tạo ra những kết cục gì?.......đọc thêm
Kinh tế học vĩ mô tập trung xem xét nền kinh tế như một tổng thể thống nhất. Nó không nhìn nền kinh tế thông qua cái nhìn về từng thị trường hàng hoá cụ thể. Khi phân tích những lựa chọn kinh tế của xã hội, kinh tế học vĩ môquan tâm đến đại lượng hay biến số tổng hợp của cả nền kinh tế. Cũng làphân tích về giá cả, song nó không quan tâm đến những biến động của từng loại giá cụ thể như giá vải, giá lương thực, mà là chú tâm vào sự dao động của mức giá chung. Cần có những kỹ thuật tính toán để có thể quy các mức giá cụ thể của những hàng hoá riêng biệt về mức giá chung của cả nền kinh tế, song đó là hai loại biến số hoàn toàn khác nhau. Sự thay đổi trong mức giá chung được thể hiện bằng tỷ lệ lạm phát. Đo lường tỷ lệ lạm phát, giải thích nguyên nhân làm cho lạm phát là cao hay thấp, khảo cứu hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế cũng như các khả năng phản ứng chính sách từ phía nhà nước v.v… là góc nhìn của kinh tế học vĩ mô về giá cả. Kinh tế học vĩ mô không chú tâm vào sản lượng của các hàng hoá cụ thể như vải hay lương thực mà quan tâm đến tổng sản lượng của cả nền kinh tế. Tổng sản lượng đó được hình thành như thế nào, do những yếu tố nào quy định, biến động ra sao? Những chính sách nào có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn (hay sự gia tăng liên tục của tổng sản lượng)? v.v… Đó là những câu hỏi mà kinh tế học vĩ mô cần giải đáp....đọc thêm
Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu các hành vi của các cá nhân (những người sản xuất và người tiêu dùng) trên từng thị trường hàng hóa riêng biệt. Nền kinh tế được hợp thành từ nhiều thị trường hàng hoá khác nhau (các thị trường: vải vóc, quần áo, ô tô, gạo,máy móc, lao động v.v…). Khi nghiên cứu về các lựa chọn kinh tế, kinh tế học vi mô xem xét những lựa chọn này trong khuôn cảnh của một thịtrường cụ thể nào đó. Nói chung, nó tạm thời bỏ qua những tác động xuất phát từ các thị trường khác. Nó giả định các đại lượng kinh tế chung của nền kinh tế như mức giá chung, tỷ lệ thất nghiệp v.v… như là những biến số đã xác định. Hướng vào từng thị trường cụ thể, nó xem xét xem những cá nhân như người tiêu dùng, nhà kinh doanh (hay doanh nghiệp), nhà đầu tư, người có tiền tiết kiệm, người lao động v.v… lựa chọn các quyết định như thế nào? Nó quan tâm xem sự tương tác lẫn nhau giữa những người này, trên một thị trường riêng biệt nào đó, diễn ra như thế nào và tạo ra những kết cục gì?.......đọc thêm
__________________________________________________________________
Kinh tế học vĩ mô tập trung xem xét nền kinh tế như một tổng thể thống nhất. Nó không nhìn nền kinh tế thông qua cái nhìn về từng thị trường hàng hoá cụ thể. Khi phân tích những lựa chọn kinh tế của xã hội, kinh tế học vĩ môquan tâm đến đại lượng hay biến số tổng hợp của cả nền kinh tế. Cũng làphân tích về giá cả, song nó không quan tâm đến những biến động của từng loại giá cụ thể như giá vải, giá lương thực, mà là chú tâm vào sự dao động của mức giá chung. Cần có những kỹ thuật tính toán để có thể quy các mức giá cụ thể của những hàng hoá riêng biệt về mức giá chung của cả nền kinh tế, song đó là hai loại biến số hoàn toàn khác nhau. Sự thay đổi trong mức giá chung được thể hiện bằng tỷ lệ lạm phát. Đo lường tỷ lệ lạm phát, giải thích nguyên nhân làm cho lạm phát là cao hay thấp, khảo cứu hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế cũng như các khả năng phản ứng chính sách từ phía nhà nước v.v… là góc nhìn của kinh tế học vĩ mô về giá cả. Kinh tế học vĩ mô không chú tâm vào sản lượng của các hàng hoá cụ thể như vải hay lương thực mà quan tâm đến tổng sản lượng của cả nền kinh tế. Tổng sản lượng đó được hình thành như thế nào, do những yếu tố nào quy định, biến động ra sao? Những chính sách nào có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn (hay sự gia tăng liên tục của tổng sản lượng)? v.v… Đó là những câu hỏi mà kinh tế học vĩ mô cần giải đáp....đọc thêm