Câu 1. Khái niệm hành vi tổ chức là gì? Trình bày các chức năng và tầm quan trọng của môn hành vi tổ chức đối với nhà quản trị? Xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn này?
Khái niệm hành vi tổ chức: là hành vi của con người trong tổ chức thông qua nghiên cứu một cách hệ thống về hành vi và thái độ của con người trong mối tương tác giữa cá nhân, nhóm và tổ chức
Vai trò của hành vi tổ chức: nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy vai trò của con người trong tổ chức, khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực, phát huy tính sáng tạo của con người .v.v… tạo nên được mối quan hệ gắn bó giữa con người với tổ chức
Chức năng của hành vi tổ chức : có 3 chức năng cơ bản là : giải thích, dự đoán và kiểm soát
- Chức năng giải thích
Chức năng Giải thích của Hành vi tổ chức giúp nhà quản lý tìm cách lý giải những hành vi của cá nhân, nhóm và tổ chức. Theo quan điểm quản lý thì “Giải thích” có thể là chức năng ít quan trọng nhất trong số ba chức năng của Hành vi tổ chức bởi vì nó diễn ra khi sự việc đã xảy ra.
- Chức năng dự đoán
Dự đoán là nhằm vào các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Nó tìm cách xác định một hành động cho trước sẽ dẫn đến những kết cục nào.
- Chức năng kiểm soát
Kiểm soát là tác động đến người khác để đạt được những mục tiêu nhất định. Chức năng kiểm soát của Hành vi tổ chức là chức năng gây tranh cãi nhiều nhất. Có quan điểm cho rằng kiểm soát hành vi của người lao động là vi phạm tự do cá nhân; kiểm soát người khác khi mà bản thân người đó không biết mình bị kiểm soát là không “danh chính ngôn thuận” về mặt đạo đức. Đối lập với quan điểm này, đa số các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng kiểm soát hành vi trong khuôn khổ tổ chức là điều hết sức cần thiết. Không vi phạm quyền tư do cá nhân mà ngược lại nó có tác dụng bảo vệ cá nhân và đảm bảo đạt được mục tiêu của tổ chức.
Trong thực tế, các nhà quản lý ngày càng áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để kiểm soát người lao động trong tổ chức của mình và các nhà quản lý đều nhận thức rằng kiểm soát là chức năng quan trọng của Hành vi tổ chức nó đảm bảo tính hiệu quả trong công việc của tổ chức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người trong tổ chức
- Môn học giúp các nhà quản trị giải thích, dự đoán, kiểm soát hành vi một cách tốt hơn
- Nội dung môn học được thể hiện qua 3 cấp độ là : cá nhân, nhóm, tổ chức và dựa trên 5 biến số là : Hiệu quả, vắng mặt, nghĩ việc ( luân chuyển). thoả mãn công việc và hành vi mang tính tập thể
Câu 2.Trong đặt tính tiểu sử, anh chị hãy cho biết biến số nào có thể dự đoán tốt hiệu quả công việc? Tỷ lệ vắng mặt? Tỷ lệ nghỉ việc? Mức độ hài lòng trong công việc? Trong điều kiện cụ thể nào có liên quan đến khả năng và tính cách của cá nhân giúp cho cá nhân đó có kết quả làm việc tích cực?
Trong đặc tính tiểu sử, biến số "thâm niên" có thể dự đoán tốt hiệu quả công việc, tỷ lệ vắng mặt, tỷ lệ nghĩ việc và mức độ hài lòng trong công việc
Trong điều kiện khả năng và tính cách cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc, có thể nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Khi đó sự thỏa mãn là cao nhất và mức độ nghĩ việc, bỏ việc là thấp nhất.
Khả năng nhân viên liên quan đến năng lực cá nhân thực hiện các nhiệm vụ ở một vị trí công tác. Thông thường khả năng được đáng giá qua những gì nhân viên có thể làm được trong một tổ chức. Khả năng nhân viên được cấu thành từ 2 yếu tố chính: khả năng tư duy và khả năng hành động.
Câu 3. Tình huống đặt ra: Câu phát biểu “Tất cả các công ty đều có lợi khi thuê những người thông minh (khả năng trí tuệ) làm việc cho mình”. Bạn có đồng ý hay không? Giải thích?
a. Khả năng tư duy
Liên quan đến những năng lực cần thiết thực hiện các hoạt động nghiêng về mặt tư duy bao gồm khả năng tính toán, đọc hiểu, tốc độ nhận thức - diễn giải hay quy nạp, khả năng tưởng tượng và ghi nhớ.
Trong tổ chức, ở các vị trí có mức độ phức tạp cao tương quan với mức lương cao sẽ sử dụng càng nhiều tới khả năng tư duy trong giải quyết công việc. Đối với các chức danh công việc thuộc nhóm thừa hành khi làm việc rất ít sử dụng đến khả năng này.