Marketingcăn bản - Tổng quan về Marketing

__________________________________________________________________

1. Định nghĩa marketing?
Quá trình mà các cá nhân hoặc tổ chức đi làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất, bằng cách trao đổi các giá trị. Thông qua sự thỏa mãn đó của khách hàng, các cá nhân hoặc tổ chức cũng sẽ đạt được mục tiêu của mình.

2. Mục tiêu markeing?
Mục tiêu Marketing là nhằm để tối đa hoá sự tiêu thụ, sự hài lòng của khách hàng, tối đa hoá sự lựa chọn và cao hơn nữa là tối đa hoá chất lượng cuộc sống.

3. Marketing mix? Các thành phần của Markerting mix?
- Định nghĩa Marketing mix
Marketing mix  là tập hợp các yếu tố biến động có thể kiểm soát được của Marketing mà công ty phối hợp để tạo ra sự đáp ứng theo mong muốn của thị trường mục tiêu.
- Các thành phần của Marketing mix (4P)
a. Product (sản phẩm): đại diện cho sự kết hợp giữa hàng hoá và dịch vụ mà công ty đưa vào thị trường mục tiêu.
- Chất lượng
- Hình dáng
- Đặc điểm
- Nhãn hiệu
- Bao bì Kích cỡ
- Dịch vụ
b. Price (giá cả): đại diện cho số lượng tiền mà khách hàng phải trả để nhận SP.
- Giá quy định
-  Chiết khấu
- Bớt giá Kỳ hạn
- Thanh toán
- Điều kiện trả chậm
c. Place (phân phối): đại diện cho các hoạt động đa dạng của công ty để sản phẩm sẵn sàng cung cấp cho thị trường mục tiêu.
- Kênh
- Phạm vi
- Danh mục hàng hoá
- Địa điểm
- Dự trữ
- Vận chuyển
d. Promotion (chiêu thị): đại diện cho các hoạt động truyền đạt các giá trị sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
- Kích thích tiêu thụ
- Quảng cáo
- Lực lượng bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Bán hàng trực tiếp
Bốn thành phần trên thường được sử dụng song song, kết hợp, nhưng tuỳ điều kiện cụ thể của thị trường từng lúc, từng nơi mà có thể chú trọng hơn một hay một số thành phần nào đó.

4. Các yếu tố ảnh hưởng Marketing mix?
- Uy tín và vị trí của xí nghiệp trên thị trường: khách hàng thường có tâm lý mua hàng theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm mà họ quen sử dụng.
- Tình huống thị trường: trong nền kinh tế thị trường có những tình huống kinh doanh khác nhau với những ứng phó khác nhau giữa các nhà kinh doanh. Vì vậy đối với các nhà kinh doanh phải có những đối sách thích hợp ứng với từng tình huống cụ thể sao cho sản phẩm của mình tham gia vào thị trường vừa đạt được lợi nhuận, vừa thoả mãn được nhu cầu.
- Vòng đời sản phẩm: bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều phải trải qua những giai đoạn nhất định từ lúc xuất hiện cho đến khi rút khỏi thị trường. Ở mỗi giai đoạn khác nhau đều có nội dung hoạt động kinh doanh khác nhau. Nếu như nhận định sai về một giai đoạn nào đó trong vòng đời sản phẩm sẽ dẫn đến nội dung hoạt động kinh doanh không đúng và tất yếu sẽ dẫn đến sự thất bại.
- Tính chất hàng hoá: mỗi loại hàng hoá đều có tính chất khác nhau. Căn cứ vào các tính chất đó mà nhà kinh doanh có cách tổ chức những nội dung kinh doanh thích hợp.

Download toàn bộ bài viết tại đây