MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
II. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
IV. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 2: DỰ BÁO
I. KHÁI NIỆM VỀ DỰ BÁO.
II. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG.
III. GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT DỰ BÁO
TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG
III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT
I. THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
II. LỰA CHỌN QUY MÔ SẢN XUẤT
III. HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT DÀI HẠN
TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG
III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY
I. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM
TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG
III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
CHƯƠNG 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU CỦA BỐ TRÍ MẶT BẰNG
II. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
III. BỐ TRÍ MẶT BẰNG DỊCH VỤ
TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG
III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
CHƯƠNG 6: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
II. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
III. LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH
TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG
III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TỒN KHO
II. TỒN KHO ĐÚNG THỜI ĐIỂM
III. CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG
III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm về sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ lạnh,... mới gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa.
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất.....