__________________________________________________________________
1. Khái niệm :
Quản trị tồn kho là quản trị quá trình bảo đảm mức tồn kho tối ưu về nguồn lực đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và giảm tối đa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.
2. Chức năng của quản trị tồn kho
- Đáp ứng đầy đủ, chính xác các yêu cầu sản xuất về nguyên vật liệu.
- Bảo đảm nguồn tồn kho để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả thông qua việc tạo nguồn tồn kho tối ưu (bufer).
- Ngăn ngừa khả năng cạn kiệt nguồn lực SX vì các lý do bất khả kháng.
- Ngăn ngừa những biến động bất thường lên giá thành sản phẩm (tích trữ, đề phòng trượt giá).
- Giảm tối đa chi phí sản xuất thông qua việc tối ưu hóa chi phí tồn kho.
3. Chi phí tồn kho : 4 nhóm chi phí cơ bản
a. Chi phí mua hàng ( Cmh ) : Là chi phí để mua một lượng hàng mới.Tuy nhiên chi phí này
không liên quan nhiều đến các mô hình tồn kho.
Cmh = Số lượng x đơn giá
b. Chi phí đặt hàng ( Cdh )(ordering cost): Là chi phí để thực hiện đơn hàng, là (số tiền thanh
toán cho đặt hàng trong 1 năm)
Trong đó : S : Chi phí cho 1 lần đặt hàng
D : Nhu cầu vật tư trong 1 năm
Q : Số lượng cho 1 lần đặt hàng
- Chi phí lập, gửi, nhận đơn đặt hàng;
- Chi phí nhận hàng: vận chuyển, bốc dở…;
- Chi phí giao nhận, kiểm tra chất lượng hàng hóa;
- Chi phí thanh quyết toán lô hàng;
- Những chi phí này thường được tính chung theo từng lô hàng.
- Tỉ lệ thuận với số lần đặt và nhận hàng, tỉ lệ nghịch với số lượng SP trong một đơn
hàng.
c. Chi phí tồn trữ ( Ctt : Là chi phí liên quan đến việc giữ và bảo quản hàng hóa
trong kho trong một khoảng thời gian xác định.
H : Chi phí tồn trữ chi 1 đơn vị sản phẩm trong 1 năm
- Chi phí thuê kho, bãi;
- Chi phí dịch vụ lưu kho, CP bảo quản hàng hóa;
- Chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản;
- Chi phí liên quan đến hàng hóa: bảo hiểm, thuế, khấu hao;
- Chi phí cơ hội do vốn đọng trong hàng tồn kho.
- Chi phí này tỉ lệ thuận với số lượng hàng hóa tồn kho.
Tổng chi phí tồn kho TC = Cdh + Ctt
Vấn đề: để giảm chi phí tồn trữ thì nên đặt hàng nhiều lần với số lượng ít, nhưng làm như
thế lại làm tăng chi phí đặt hàng.
d. Chi phí tồn kho
- Chi phí phát sinh do không đủ nguồn hàng tồn kho
- Là chi phí xuất hiện trong trường hợp cầu vượt cung (mất khách hàng vì không đáp ứng
kịp, đủ nhu cầu).
- Chi phí loại này khó đánh giá và mang tính chủ quan.
4. Hệ thống quản trị tồn kho :
a. Phải trả lời hai câu hỏi chính
- Đặt hàng khi nào?
- Số lượng bao nhiêu?
b. Có hai hệ thống quản trị tồn kho cơ bản :
- Tái tạo tồn kho định kỳ theo thời gian, với số lượng khác nhau – mô hình P;
- Tái tạo tồn kho theo số lýợng không phụ thuộc vào thời gian – mô hình Q.
5. Hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị tồn kho : Để quản trị tồn kho hiệu quả DN cần quan tâm hơn:
- Dự báo nhu cầu;
- Kiểm soát thời gian thực hiện đơn hàng;
- Kiểm soát, tối ưu hóa chi phí tồn kho, chú trọng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.
- Đối với DNNVV áp dụng hình thức kiểm tra định kỳ, tái tạo tồn kho theo thời gian;
- Áp dụng hình thức quản trị tồn kho đơn gian: thùng hai ngăn.
- Sử dụng mã số, mã vạch để quản trị tồn kho.
- Tìm hiểu thực tế quản trị tồn kho ở DN.