Quản trị công nghệ-Câu hỏi 7


___________________________________________________________________
Câu 7: Quá trình đổi mới công nghệ
Thực chất quá trình đổi mới CN là 1 hệ thống các hoạt động phức tạp nhằm chuyển đổi các ý tưởng và kiến thức khoa thành thực tế vật chất và các ứng dụng trong trung gian hiện thực. Đó là 1 quá trình biến đổi tri thức thành các sản phẩm và dịch vụ  hữu ích có tác động tới sự phát triển của nền kinh tế.
- Quá trình hình thành và ứng dụng các CN mới:
+ Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm tăng thêm hiểu biết chung về các quy luật của tự nhiện. Đây là quá trình tạo ra tri thức qua 1 thời gian dài. Nó có thể mang đến 1 ứng dụng cụ thể hoặc  có thể không.
+ Nghiên cứu ứng dụng: loại nghiên cứu hướng trực tiếp vào việc giải quyết 1 hoặc những vấn đề XH đặt ra. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng thức đẩy tiến bộ KH bằng cách xây dựng tri thức 1 cách hệ thống trên cơ sở kiến thức hiện đại, Sự  thành công của nghiên cứu ứng dụng dẫn đến sự ra đời của CN mới.
+ Triển khai CN: là những hoạt động của con người  nhằm biến đổi tri thức và các ý tưởng thành phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ. Nó thể thể bao gồm việc chứng minh tính khả thi của ý tưởng, xđ tkế or tạo dựng, thử nghiệm 1 nguyên mẫu.
+ Thực thi CN: đây là 1 loạt các hoạt động gắn với việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Thực thi CN có quan hệ với việc ứng dụng lần đầu tiên 1 ý tưởng hoặc 1 sản phẩm. Nó liên kết các hoạt động nhằm đảm bảo đưa 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ ra thị trường 1 cách thành công về giá cả, tính an toàn và thoả mãn các khía cạnh về môi trường.
+ Sản xuất: đây là 1 loạt các hoạt động gắn với việc mở rộng loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. SX bao gồm việc chế tạo, quản lý, cung cấp và phân phối.
+ Marketing: đây là 1 loạt các hoạt động đảm bảo cho người tiêu dung tiếp nhận CN. Nó bao gồm việc đánh giá thị trường, chiến lược phân phối, thúc đẩy bán hàng và xác định thói quen, tập quán khách hàng.
+ Truyền bá: đây là chiến lược và các hoạt động đảm bảo sự lan truyền và vị thế của CN trên thị trường. Việc truyền bá phụ thuộc vào phương pháp CN và phương pháp Marketing CN.
+ Mở rộng CN: đây là giai đoạn mà mục tiêu là duy trì ưu thế cạnh tranh của CN. Nó bao gồm việc cải tiền CN, pt thế hệ mới hoặc ứng dụng CN mới, cải tiến chất lượng hạ giá thành sản phẩm cũng như đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Mở rộng CN kéo dài vòng đời CN.
- Quá trình đổi mới CN ở doanh nghiệp:
+ Nảy sinh ý đồ: Ghi nhận nhu cầu, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó; phân tích các giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn chọn lựa, đề đạt thực thi.
+ Xác định  khái niệm: Xác định khái niệm sàn phẩm hay dịch vụ, xác định  mục tiêu kỹ thuật,  dự kiến kết quả thực hiện.
+ Phân tích thị trường: Xác định thị trường – phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai, tìm hiểu khách hàng. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, xác định cơ hội.
+ Phân tích kỹ thuật: các nguồn lực cần thiết, nguồn lực sẵn có, lịch trình triển khai.
+ Kế hoạch Kinh doanh: phân tích ma trận SWOT, phân tích ktế, vốn, triển vọng, chiến lược.
+ Phê chuẩn: Phê chuẩn của cấp qlý cao nhất của cty, các phê chuẩn #.
+ Triển khai: SẢn xuất thử: Kiểm định, thử nghiệm.
+ Marketing: Kiểm định trên thị trường - chiến lược giới thiệu ra thị trường, Marketing các đổi mới, xác định thời gian đưa ra thị trường. Đo lường sự phản ứng của thị trường.
+ Sản xuất và thương mại hoá: Sản xuất đại trà: hoàn  thiện CN, xác định hệ thống vận chuyển tới các đại lý, kho hàng…
+ Loại bỏ: Do sự lỗi thời hay vấn đề môi trường.
- Quá trình đổi mới ở phạm vi Quốc gia:
+ Nhập CN để thoả mãn các nhu cầu tối thiểu.
+ Tổ chức các cơ sở hạ tầng kinh tế  ở mức tối thiểu để tiếp thu CN nhập khẩu.
+ Tạo nguồn CN từ nước ngoài thông qua lắp ráp sản phẩm.
+ Phát triển CN thông qua mua licence.
+ Thích nghi, cải tiến CN nhập khẩu. Tiến hành đổi mới CN nhờ R&D.
+ Khẳng định vị thế trên TTCN thế giới dựa trên đầu tư cao cho nghiên cứu cơ bản.