___________________________________________________________________
Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới CN và các tác động của đổi mới CN
Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới CN
- Thị trường:
Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới. Nếu thị trường của 1 loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thật sự hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá trình được người sử dụng chấp nhận, do vậy 1 khía cạnh rất quan trọng của đổi mới là Marketing
- Nhu cầu:
Phần lớn các trường hợp đổi mới CN xuất phát từ nhu cầu. Có thể là do áp lực của môi trường KD (các yếu tố vĩ mô như chính trị, XH, Ktế, CN…) làm xuất hiện nhu cầu.
Ví dụ: Do áp lực của XH về vấn đề ô nhiễm môi trường, các người sản xuất ôtô nghiên cứu để chế tạo tbị giảm ô nhiễm trang bị cho ôtô.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D):
Nghiên cứu và phát triển là khâu quan trọng trong quá trính đổi mới. Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Châu Âu nêu rõ: “Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ 1 sự cất cánh CN nào cả”. Các DN có ngân sách R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới CN.
- Cạnh tranh:
Nói chung cạnh tranh thúc đẩy đổi mới.
- Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới:
Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới CN, chính phủthường có những chính sách thích hợp.
Các tác động của đổi mới CN:
- Đối với năng suất:
Theo Diorio, “năng suất là sự kết hợp hiệu qủa và KQ, nghĩa là đạt được KQ với việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực”. Đổi mới CN thường làm tăng năng suất thể hiện qua việc giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm và giúp các DN đạt được các mục tiêu như nâng cáo tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của khoa họv.
- Đối với chất lượng sản phẩm:
CN mới có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đồ thị thiết kế chuẩn và đồ thị thống kê thực tế chênh lệch nhau vượt quá giới hạn cho phép, chuông sẽ báo động và nhân viêc trực sẽ tiến hành điều chỉnh, ngăn chặn ngay từ đầu việc SX sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Đối với chu kỳ sống của sản phẩm: Sử dụng CN mới làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm vì CN mới có tính linh hoạt cao, có thể đưa ra nhiều model mới.
- Đối với chiến lược KD:
+ Về mặt SX (công nghệ), đổi mới có thể làm thay đổi tkế sp, hthống SX, tbị, vật liệu, kỹ năng, kiến thức của người lao động.
+ Về mặt thị trường (khác hàng), đổi mới có thể làm thay đổi thái độ, hành vi của khách hàng, kênh phân phối, phương thức truyền thông…
Điều này có nghĩa là những lĩnh vực hoạt động trong chiến lược KD của DN có thể bị thay đổi.
- Đối với việc làm:
Mỗi 1 CN mới ra đời thường tạo công ăn việc làm cho 1 số lao động nhất định. Những lao động này phải thông qua đào tạo để có thể sử dụng có hiệu qủa CN đó. Đồng thời những lao động không có đủ khả năng sẽ bị thải loại.