___________________________________________________________________
Câu 5: Khái niệm đổi mới và phân loại đổi mới công nghệ
Định nghĩa
Đổi mới CN là cấp cao nhất của thay đổi CN và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống CN. Hiện nay vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau về đổi mới CN:
- Theo OECD: Đổi mới KH và CN có thể được xem như là biến đổi 1 ý tưởng thành sản phẩm mới có thể bán được hoặc thành quá trình vận hành trong công nghiệp, trong thương mại hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ XH.
- Theo hội đồng tư vấn KHCN Anh: Đổi mới CN là quá trình kỹ thuật, công nghiệp, thương mại nhằm Marketing sản phẩm mới, nhằm sử dụng các quá trính kỹ thuật và thiết bị mới.
- Cũng có nhiều quan điểm cho rằng đổi mới CN là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành CN dựa trên các thành tựu KH nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của SXKD và quản lý KT-XH.
- Đổi mới CN có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những CN hoàn toàn mới chưa có trên TTCN hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Phân loại đổi mới CN:
- Theo tính sáng tạo:
+ Đổi mới gián đoạn, còn gọi là đổi mới căn bản hay đổi mới đột phá, thể hiện sự đột phá về sàn phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho DN trên thị trường mới.
+ Đổi mới liên tục, còn gọi là đổi mới tăng dần, nhằm cải tiến sả phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của DN trên thị trường hiện có.
Ví dụ thói quen khác nhau: Người Nhật coi trọng đổi mới liên tục, nghĩa là mang tính cải tiến nhiều hơn. Các DN Bắc Mỹ thường thực hiện các đổi mới gián đoạn nhiều hơn.
- Theo sự áp dụng:
+ Đổi mới sản phẩm: Đưa ra thị trường 1 loại sản phẩm mới (mới về mặt CN).
+ Đổi mới quá trình: Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường 1 quá trình sản xuất mới.
Ngoài ra còn 1 số phân loại khác như: Nếu đổi mới CN có thể giúp người sản xuất tạo ra cùng 1 lượng sản phẩm nhưng tiết kiệm vốn nhiều hơn tiết kiệm lao động, trong trường hợp này người ta gọi là đổi mới CN tiết kiệm vốn. Nếu đổi mới CN tiết kiệm lao động nhiều hơn tiết kiệm vốn thì đổi mới CN được gọi là đổi mới CN tiết kiệm lao động. Trog trường hợp đổi mới CN có tác dụng tiết kiệm cả 2 yếu tố cùng 1 tỷ lệ, thì đổi mới CN được gọi là trung tính. Cũng có cách phân loại đổi mới CN phần cứng và đổi mới CN phần mềm.