Tài chính tiền tệ - Quản lý và sử dụng vốn lưu động

__________________________________________________________________

Để quản lý về hiện vật vốn lưu động, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại TSLĐ, từ đó đưa ra những cách thức quản lý sao cho có hiệu quả. Thực tế có các cách phân loại TSLĐ sau:
* Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSLĐ được chia thành
- Tiền gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng, tiền trong thanh toán…,
- TSLĐ là vật tư hàng hóa gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang bán thành phẩm, thành phẩm…
* Căn cứ vào công dụng, TSLĐ được chia ra thành
- TSLĐ dự trữ kinh doanh như nguyên vật liệu, công cụ lao động, phụ tùng thay thế,…,
- TSLĐ trong sản xuất như sản phẩm dở dang, chi phí trả trước,…,
- TSLĐ trong lưu thông như thành phẩm, hàng hóa, các khoản thế chấp, ký cược, các khoản tiền tạm ứng trong thanh toán…

1. Cách thức quản lý từng loại tài sản lưu động
* Cách thức quản lý vốn bằng tiền: Trong quá trình kinh doanh, hàng ngày các doanh nghiệp luôn phải duy trì một khối lượng vốn bằng tiền nhất định để (1) thỏa mãn nhu cầu giao dịch, trả nợ đến hạn, mua sắm nguyên vật liệu…, (2) thực hiện các hoạt động đầu tư, (3) dự phòng đối phó với những trường hợp phát sinh đột xuất mà doanh nghiệp không lường trước được.
Vốn bằng tiền liên quan tới tính thanh khoản của doanh nghiệp, là vấn đề thực tế cho sự tồn tại hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng nếu duy trì mức vốn bằng tiền lớn có thể dẫn tới lãng phí bởi tiền mặt là loại tài sản không sinh lãi. Do vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch tài chính để xác định nhu cầu vốn bằng tiền phục vụ cho kinh doanh hàng tháng, thậm chí hàng tuần.

* Quản lý các khoản phải thu: Đây là số vốn của doanh nghiệp nhưng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, thông thường dưới hình thức cấp tín dụng thương mại cho các khách hàng, đối tác. Tín dụng thương mại, một mặt, giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều người mua hàng, tăng doanh thu, tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giảm chi phí tồn kho của hàng hóa. Mặt khác, tín dụng thương mại có thể làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp gồm chi phí bù đắp phần thiếu hụt ngân quỹ và chi phí đòi nợ và nợ xấu làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính chung của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần phải cân đối giữa phần thu nhập và chi phí tăng thêm do tín dụng thương mại, áp dụng các phương thức thanh toán sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp, có biện pháp giảm thấp hệ số chiếm dụng vốn, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, đồng thời linh hoạt trong đàm phán để thu hồi nợ một cách nhanh nhất.

* Quản lý hàng tồn kho: Việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hóa tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu, công cụ lao động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Nguyên vật liệu dữ trữ một phần vốn không hoạt động và đòi hỏi chi phí lưu kho và nhưng nó có vai trò rất lớn để quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Nếu doanh nghiệp dự trữ lượng nguyên vật liệu quá lớn sẽ tốn kém chi phí lưu kho, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xác định được khối lượng nguyên vật liệu dự trữ tối ưu tương ứng với quy mô kinh doanh của mình. Tồn kho trong quá trình sản xuất (hàng hóa dở dang) là nguyên liệu đầu vào của từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Đây là bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Khi sản xuất xong, hầu hết các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ hết sản phẩm một phần do có “độ trễ” nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, phần do phải có đủ lô hàng mới xuất được… Tồn kho hàng thành phẩm cũng làm việc lưu thông vốn bị gián đoạn. Nếu quản lý số vốn này không tốt thì tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, gây tác động tiêu cực đến tốc độ luân chuyển và tình hình sử dụng vốn ở các khâu trước. Do vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thụ, khả năng chi trả của người mua, giám sát những người chi trả không đúng hạn kết hợp với những biện pháp thúc đẩy bán hàng để đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn ở khâu này nói riêng và tốc độ lưu chuyển vốn toàn doanh nghiệp nói chung.

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau:
+Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ. Qua chỉ tiêu này,
nhà quản trị tài chính có thể xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa dự trữ hợp lý trong chu kỳ sản
xuất kinh doanh
+ Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ
tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
+ Hiệu suất sử dụng vốn

Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì số vòng quay của vốn lưu động càng nhanh, tức là hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao.

+ Mức sinh lợi của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Download toàn bộ bài viết tại đây