___________________________________________________________________
1. Tuổi tác
Quan hệ tuổi tác – kết quả thực hiện công việc: được quan tâm ngày càng nhiều, vì sao?
Hai lý do:
Nhiều người tin rằng tuổi càng cao, kết quả thực hiện càng kém;
Tại nhiều nước, độ tuổi lực lượng lao động ngày càng cao.
Các ưu điểm và nhược điểm của người lớn tuổi:
Ưu
Có nhiều kinh nghiệm.
Khả năng phán đoán.
Lương tâm công việc.
Kết ước đối với chất lượng.
Nhược
Thiếu độ uyển chuyển.
Ít muốn thay đổi nhất là đối với công nghệ.
Dưới đây là một vài kết luận từ thực tế nghiên cứu mối tương quan giữa tuổi tác – công việc (xét theo các biến số mức thuyên chuyển, mức vắng mặt, năng suất và mức thoả mãn trong công việc).
Bảng1 : Mối tương quan giữa tuổi tác – công việc
Các biến số | |||
Mức thuyên chuyển | Mức vắng mặt | Năng suất | Mức thỏa mãn |
Càng lớn tuổi, càng ít rời bỏ công việc Lý do: - Ít có cơ hội tìm kiếm việc làm - Công việc đang làm đang ở mức lương cao - Lợi ích hưu trí | Mối quan hệ tuổi tác-vắng mặt được xem xét dưới góc độ vắng mặt theo ý muốn và vắng mặt ngoài ý muốn: - Vắng mặt theo ý muốn: So với tuổi trẻ, thấp hơn - Vắng mặt ngoài ý muốn: So với tuổi trẻ, cao hơn vì sức khoẻ kém hơn và thời gian hồi phục chậm hơn. | Quan niệm chung: - Tuổi cao thì tốc độ, sự nhanh nhẹn, sức mạnh suy giảm, công việc lâu ngày sẽ trở nên nhàm chán, thiếu tính kích thích " giảm năng suất. - Thực tế nghiên cứu: Tuổi tác-kết quả thực hiện công việc không liên hệ với nhau. Nếu có sự suy giảm năng suất do tuổi tác thì được bù vào bằng kinh nghiệm. | - Có sự tương quan đồng biến giữa tuổi tác và sự thỏa mãn. - Tuy nhiên, mức độ thỏa mãn sẽ thấp hơn người lao động trẻ tuổi nếu có sự thay đổi mau chóng làm cho kỹ năng của người lớn tuổi trở nên dễ lạc hậu. |
2. Giới tính
Tâm lý chung
- Nữ giới có xu hướng thích phục tùng.
- Nam giới thích chinh phục và thành đạt.
Sự khác biệt này ngày càng giảm vì tỉ lệ nữ giới làm việc ngày càng tăng và vai trò càng quan trọng. Trong công việc, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, thích cạnh tranh, giao tế, khả năng học tập,… không có sự khác biệt đáng kể
Bảng 2 : Mối tương quan giữa giới tính và công việc
Các biến số | |||
Mức thuyên chuyển | Mức vắng mặt | Năng suất | Mức thoả mãn |
Không có sự khác biệt lớn giữa nam giới –nữ giới. | Nữ giới nhiều hơn nam giới do từ trong quá khứ hoặc do nền văn hóa của nhiều nước vốn coi phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm gia đình. | Không có sự khác biệt lớn giữa nam giới –nữ giới. | Không có sự khác biệt lớn giữa nam giới –nữ giới. |
3. Tình trạng gia đình
Đây là một vấn đề cần nghiên cứu nhiều hơn, nhất là đối với những cặp vợ chồng đã ly dị, hoặc không kết hôn, những người bố nuôi con hoặc những bà mẹ nuôi con.
Bảng 3 : Mối tương quan giữa tình trạng gia đình và công việc
Các biến số | |||
Mức thuyên chuyển | Mức vắng mặt | Năng suất | Mức thoả mãn |
So với người chưa lập gia đình, ít hơn vì trách nhiệm gia đình (không dám phiêu lưu nếu chưa tìm được một công việc chắc chắn hoặc đó là một công việc hòan toàn mới mẻ, mức gắn bó chưa biết. | So với người chưa lập gia đình, ít hơn vì phải bình ổn mức thu nhập. | So với người chưa lập gia đình, nhiều hơn. | Không có bằng chứng rõ ràng. |
4. Thâm niên công tác
Bảng 4 : Mối tương quan giữa thâm niên công tác và công việc
Các biến số | |||
Mức thuyên chuyển | Mức vắng mặt | Năng suất | Mức thoả mãn |
Thâm niên càng cao, càng ít thuyên chuyển (tương quan nghịch biến). | Tương quan nghịch biến. | Có năng suất cao hơn nhờ vào kinh nghiệm công việc | Là chỉ số dự báo khá chắc chắn để biết mức thỏa mãn. |