__________________________________________________________________
1. Chính sách tài khóa và tiền tệ dưới hệ thống tỷ giá cố định.
1.1. Chính sách tài khóa
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu G, đường IS dịch chuyển sang phải, sản lượng tăng từ Y lên Y’ và lãi suất trong nước tăng làm cho i > if, luồng vốn di chuyển vào trong nước tăng lên làm tăng cung ngoại tệ, để giữ tỷ giá không đổi (không giảm) NHTW sẽ phải mua vào ngoại tệ bằng cách tăng cung tiền VND. Khi cung tiền M/P tăng, đường LM dịch chuyển sang phải cho đến khi i = if (i giảm xuống). Kết quả là sản lượng tăng từ Y’ lên Y’’ tổng hợp của hai lần tăng sản lượng là sản lượng tăng rất nhiều, như vậy chính sách tài khóa rất hiệu quả. Tác động của chính sách này có thể biểu diễn qua hình vẽ dưới đây.
1.2. Chính sách tiền tệ.
Giả sử NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, đường LM dịch chuyển sang phải làm lãi suất trong nước giảm xuống, khi i < if vốn di chuyển ra nước ngoài, cầu ngoại tệ tăng, NHTW phải bán ngoại tệ ra để giữ tỷ giá làm cung nội tệ (M/P) giảm xuống. Khi cung tiền M/P giảm thì đường LM lại dịch ngược sang trái (trở lại vị trí ban đầu). Kết quả là không có ảnh hưởng đến sản lượng hay chính sách tiền tệ không hiệu quả.
Như vậy, chúng ta không thể có một chính sách tiền tệ độc lập dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
2. Chính sách tài khóa và tiền tệ dưới hệ thống tỷ giá thả nổi.
2.1. Chính sách tài khóa
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu G, đường IS dịch chuyển sang phải, sản lượng tăng và lãi suất trong nước tăng làm cho i > if, luồng vốn di chuyển vào trong nước tăng lên làm tăng cung ngoại tệ. Tuy nhiên, đối với hệ thống tỷ giá thả nổi, NHTW sẽ không phải can thiệp vào thị trường ngoại tệ nên cung tiền VND không đổi. Khi cung ngoại tệ tăng thì tỷ giá sẽ giảm dẫn đến xuất khẩu ròng NX giảm, đường IS lại dịch ngược sang trái, cả sản lượng và lãi suất đều giảm và trở về vị trí ban đầu (vì số nhân của G và xuất khẩu X như nhau). Kết quả sau cùng là sản lượng không đổi. Như vậy chính sách tài khóa không hiệu quả.
Nếu khi chi tiêu chính phủ G tăng mà dẫn đến xuất khẩu ròng NX giảm gọi là sự tháo lui quốc tế (crowding out).
2.2. Chính sách tiền tệ.
Giả sử NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, đường LM dịch chuyển sang phải làm lãi suất trong nước giảm xuống và sản lượng tăng, khi i < if vốn di chuyển ra nước ngoài, cầu ngoại tệ tăng nên tỷ giá tăng, nhưng trong hệ thống tỷ giá thả nổi NHTW không phải can thiệp vào thị trường ngoại tệ nên cung nội tệ (M/P) không thay đổi. Khi cầu ngoại tệ tăng thì tỷ giá sẽ tăng dẫn đến xuất khẩu ròng NX tăng, đường IS dịch sang phải, sản lượng và lãi suất lại tăng. Kết quả sau cùng là sản lượng tăng mạnh. Như vậy chính sách tiền tệ rất hiệu quả.
Hình: Chính sách tiền tệ hiệu quả dưới hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
Lưu ý: Những mô hình trên đều giả định rằng mức giá không thay đổi.
Tóm tắt kết quả các chính sách (mô hình Mundell - Flemming)
Chính sách (mở rộng) | Tỷ giá thả nổi | Tỷ giá cố định | ||||
Y | NER | NX | Y | NER | NX | |
Tài khóa | 0 | - | - | + | 0 | 0 |
Tiền tệ | + | + | + | 0 | 0 | 0 |
Ghi chú: dấu (+) là tăng, dấu (-) là giảm và số (0) là không có tác động.
3. Đẳng thức tiết kiệm và đầu tư
Tại vị trí cân bằng của nền kinh tế, chúng ta có: Y = C + I + G + X - M
Yd = Y – TN = (C + I + G + X - M) - TN
Và chúng ta có: Yd = C + S, thay vào công thức trên chúng ta có:
C + S = (C + I + G + X - M) - TN óI = S + (M - X) + (T- G)
Khi cán cân thanh toán cân bằng thì:
BP = 0 tức BP = NX + CF = 0 ó CF = - NX = -(X - M) = M – X
Thay vào công thức trên ta có:
I = S + CF + (TN – G) = SP + CF + SG = SP + SF + S¬G
Công thức này nói lên rằng tổng cầu đầu tư trong nước bằng (tài trợ bởi) tổng tiết kiệm của khu vực tư nhân, khu vực chính phủ và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (CF).