Kinh tế vĩ mô - Đường LM


___________________________________________________________________
1. Định nghĩa

Đường LM là biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Nói cách khác LM mô tả sự tác động của sản lượng đối với lãi suất cân bằng (cho biết lãi suất cân bằng thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi trong điều kiện cố định các yếu tố khác)
2. Thành lập mô hình
Vì giả thiết rằng lượng cầu tiền L luôn bằng lượng cung tiền M, nghĩa là không đổi. Nên hễ thu nhập Y tăng, thì lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch sẽ tăng lên. Lượng cầu tiền dự trữ vì mục đích đầu cơ vì thế sẽ giảm đi; và để đảm bảo điều đó, lãi suất thực tế r cần phải tăng lên. Tóm lại, khi xét từ góc độ thị trường tiền tệ cân bằng, khi thu nhập tăng thì lãi suất thực tế cũng sẽ tăng; và ngược lại.

Như vậy, đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ sẽ là đuờng dốc lên phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất thực r (xem Hình 1).
    Phương trình đường LM : M / P = L ( Y , r )
M : cung tiền
M / P : cung tiền thực tế
L ( Y , r ) : hàm cầu tiền phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất
3. Vận dụng mô hình
Bây giờ, giả dụ cơ quan quản lý tiền tệ quyết định tăng lượng cung tiền M. Để cho thị trường tiền tệ luôn cân bằng, lượng cầu tiền L cũng sẽ tăng lên tương ứng. Với cùng một mức lãi suất thực nên lượng cầu tiền dự trữ để đầu cơ sẽ không đổi. Vì thế, lượng cung tiền L tăng thực chất là do lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch tăng. Muốn thế, thu nhập Y phải tăng. Nói chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích kinh tế tăng trưởng chính là dựa vào cơ chế nói trên.
Trên đồ thị, đường LM sẽ dịch song song sang phía phải khi lượng cung tiền M tăng.
4. Các yếu tố làm dịch chuyển LM
- Sự dịch chuyển mức cầu tiền do sự tăng lên mức cung tiền danh nghĩa, hoặc một sự giảm giá.
Ví dụ khi mức tiền cung ứng thực tế tăng lên, (hình dưới đây).
- Một sự tăng lên cung tiền danh nghĩa tạo ra sự tăng lên trong cung tiền thực tế đến M1/P.
- Tại mức lãi suất ban đầu, có một sự dư cung hay thặng dư tiền thực tế trong lưu thông, so với mức mà các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn nắm giữ.
- Các hộ gia đình muốn xoá bỏ sự dư cung tiền này, bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, dùng tiền để mua các phương tiện tài chính khác,v.v..
- Những hành động này của hộ gia đình và doanh nghiệp dẫn đến giảm mức lãi suất (cần thiết để khuyến khích mọi người bán trái phiếu, v.v..)
- Giảm mức lãi suất dẫn đến một cân bằng mới thị trường tiền tệ, tại mức lãi suất thấp hơn nhưng GDP thực tế vẫn giữ nguyên.
- Trong phần (b) của hình, chúng ta thấy điều này là sự dịch chuyển xuống của đường LM, đề biểu thị sự kết hợp r, Y theo sự thay đổi trong cung tiền.
5. Độ dốc của đường LM
- Giá trị của h (độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất) càng lớn thì đường LM càng thoải (và ngược lại). Giá trị h lớn thể hiện độ co giãn của cầu tiền đối với lãi suất cao hay nói cách khác khi lãi suất thay đổi ít nhưng làm cho cầu tiền thay đổi nhiều ( và ngược lại, lãi suất thay đổi nhiều nhưng cầu tiền thay đổi ít
- Giá trị của k (độ nhạy cảm của cầu tiền đối với thu nhập) càng nhỏ thì đường LM càng thoải ( và ngược lại). Gía trị k nhỏ thể hiện độ co giãn của cầu tiền đối với thu nhập nhỏ hay nói cách khác khi thu nhập thay đổi nhiều nhưng làm cầu tiền thay đổi không đáng kể ( và ngược lại khi thu nhập thay đổi ít nhưng làm cầu tiền thay đổi nhiều)
6. Các trường hợp đường LM đặc biệt

  - Trường hợp thứ nhất tương ứng với tình huống cá nhân thà giữ tiền mặt hoàn toàn, đó là khi lãi suất quá thấp và các tài sản như trái phiếu chỉ đem lại lợi tức không đáng kể.
  - Trường hợp thứ hai tương ứng với tình huống cá nhân đem hết số tiền dự trữ để đầu cơ chuyển thành các tài sản có lợi tức, thành ra số tiền còn nắm giữ vì mục đích đầu cơ bằng không.


nguồn Mankiw, Gregory N. (2002), Macroeconomics, Fifth Edition, Worth Publisher.

Download toàn bộ bài viết tại đây